Xử lý các loại tài sản liên quan khi doanh nghiệp phá sản 

Xử lý các loại tài sản liên quan khi doanh nghiệp phá sản 

Khi một doanh nghiệp phá sản, việc xử lý tài sản trở thành vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên liên quan. Từ tài sản cố định đến các khoản nợ, mọi tài sản đều được xử lý theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo công bằng và minh bạch. Bài viết này sẽ làm rõ cách thức xử lý các loại tài sản khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, giúp các bên nắm bắt được quyền lợi và trách nhiệm của mình. 

1. Tài sản trong trường hợp có nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh 

Theo Điều 55 Luật Phá sản 2014 quy định như sau 

- Trường hợp nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ liên đới về một khoản nợ mà một hoặc tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã đó mất khả năng thanh toán thì chủ nợ có quyền đòi bất cứ doanh nghiệp, hợp tác xã nào trong số các doanh nghiệp, hợp tác xã đó thực hiện việc trả nợ cho mình theo quy định của pháp luật. 

- Trường hợp người bảo lãnh mất khả năng thanh toán thì việc bảo lãnh được giải quyết như sau: 

+ Nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp bên bảo lãnh không thanh toán đầy đủ trong phạm vi bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thanh toán phần còn thiếu; 

+ Nếu nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh thì bên được bảo lãnh phải thay thế biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh có thỏa thuận khác. 

- Trường hợp người được bảo lãnh hoặc cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều mất khả năng thanh toán thì người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh theo quy định của pháp luật. 

2. Tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản 

Theo Điều 56 Luật Phá sản quy định như sau 

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố phá sản, chủ sở hữu tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê hoặc mượn để dùng vào hoạt động kinh doanh phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình. 

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã trả trước tiền thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê thì người cho thuê chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán số tiền thuê tương ứng với thời gian thuê còn lại để cơ quan thi hành án dân sự nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. 

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã chuyển nhượng tài sản thuê hoặc mượn cho người khác mà không đòi lại được thì người cho thuê hoặc cho mượn có quyền yêu cầu bồi thường đối với tài sản đó như khoản nợ không có bảo đảm. 

3. Tài sản nhận bảo đảm 

Theo Điều 57 Luật phá sản quy định như sau :

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán chỉ trả lại tài sản nhận bảo đảm cho cá nhân, tổ chức đã giao tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản trong trường hợp cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. 

4. Đối với tài sản là hàng hóa đã bán 

Theo Điều 58 Luật Phá sản quy định như sau 

Người bán đã gửi hàng hóa cho người mua là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nhưng chưa được thanh toán và người mua cũng chưa nhận được hàng hóa thì người bán được nhận lại hàng hóa đó. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đã nhận hàng hóa đó và không thể trả lại được thì người bán trở thành chủ nợ không có bảo đảm. 

Phá sản không chỉ là kết thúc của doanh nghiệp mà còn là thử thách cho quyền lợi của các bên liên quan. Quy trình xử lý tài sản giúp đảm bảo sự công bằng và giảm thiểu thiệt hại. Hiểu rõ các quy định này sẽ giúp các bên tham gia chủ động bảo vệ quyền lợi, duy trì sự minh bạch và chuyên nghiệp trong kinh doanh.


Bài viết liên quan