Quy định của pháp luật về phá sản

Quy định của pháp luật về phá sản

1 Phá sản là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014)

2. Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Căn cứ điều 5 Luật phá sản 2014 quy đinh: Chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần 

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở 

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên và cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông đều trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng

- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã 

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản cho doanh nghiệp

Theo Điều 8 của Luật Phá sản 2014, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản bao gồm Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Trong đó:

Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) đều có quyền lực giải quyết các vấn đề phá sản cho các doanh nghiệp có trụ sở chính tại tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

Doanh nghiệp sở hữu tài sản tại nước ngoài hoặc người tham gia vào thủ tục phá sản ở quốc gia khác;

Doanh nghiệp có các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại nhiều huyện, quận, thị xã, hoặc thành phố trong các tỉnh khác nhau;

Doanh nghiệp cũng sở hữu bất động sản tại nhiều huyện, quận, thị xã, hoặc thành phố thuộc các tỉnh khác nhau.

Dựa trên các quy định pháp lý này, cả Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện đều có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phá sản, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

4. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Theo khoản 1 Điều 42 Luật Phá sản 2014, trừ các trường hợp quy định tại Điều 105 theo thủ tục rút gọn, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cụ thể như sau:

* Quyết định mở thủ tục phá sản

- Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

- Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

(Khoản 2, 3 Điều 42 Luật Phá sản 2014)

* Không mở thủ tục phá sản

- Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không có mất khả năng thanh toán

Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014 được tiếp tục giải quy

 

 


Bài viết liên quan