Thẩm phán xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như thế nào?

Thẩm phán xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như thế nào?

Thẩm phán xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như thế nào?

Sau khi được phân công, Thẩm phán sẽ xem xét và đưa ra cách thức xử lý với đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Việc Thẩm phán đưa ra quyết định phải dựa trên căn cứ pháp lý tại Điều 32 Luật Phá sản năm 2014.

Điều 32. Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:

a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;

c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;

d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.”

Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bằng các cách thức sau:

1. Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ

Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. Trong thời hạn 15 ngầy kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tiến hành nộp lệ phí. Sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản theo quy định Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung bắt buộc

Pháp luật quy định vô cùng rõ ràng, đầy đủ về nội dung của đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với từng chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 của Luật Phá sản năm 2014. Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 26, Điều 28, Điều 29 của Luật Phá sản thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn. Điều 34 Luật Phá sản năm 2014 làm rõ nội dung này như sau:

Điều 34. Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn biết để sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Tòa án nhân dân ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo; trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.”

3. Trường hợp giải quyết thủ tục phá sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác

Trường hợp việc giải quyết thủ tục phá sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác thì Tòa án nhận đơn sẽ chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Việc chuyển đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Phá sản năm 2014:

Điều 33. Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn

1. Tòa án nhân dân xử lý đơn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật này có trách nhiệm chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chuyển đơn thì người nộp đơn hoặc Tòa án nhân dân được chuyển đơn có quyền đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét lại việc chuyển đơn.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.”

4. Các trường hợp phải trả lại đơn

Tòa án trả lại đơn yêu cầu giải quyết phá sản khi thuộc các trường hợp tại Khoản 1 Điều 35 Luật Phá sản năm 2014:

“Điều 35. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:

a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;

b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;

c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;

đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.”

Sau khi đưa ra các quyết định trên đây, Tòa án cần thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.

 


Bài viết liên quan