Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh như thế nào?

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh như thế nào?

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh như thế nào?

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nội dung này được quy định tại Điều 47 Luật Phá sản năm 2014:

Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.”

1. Hoạt động kinh doanh chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn có thể tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường dưới sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản. Việc giám sát từ các cơ quan có thẩm quyền tạo cơ sở cho việc xây dựng thành công phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó còn giám sát không cho doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện những hoạt động bị cấm để bảo toàn tài sản cho các chủ nợ, giữ nguyên hiện trạng tài sản để thực hiện việc thanh toán, thanh lý tài sản kể từ khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã sau này bị tuyên bố phá sản.

2. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã

Phân tích quy định trên, có thể thấy việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định thông qua:

Một là, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nhận thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành có thể đề nghị thay đổi những người đại diện này.

Hai là, trường hợp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động bị cấm như: Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã; Từ bỏ quyền đòi nợ; Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Khi đó, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cũng có quyền đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.

 


Bài viết liên quan