Đổi mới Luật Phá sản: Hướng tới đồng bộ và đối mới cùng 5 chính sách

Đổi mới Luật Phá sản: Hướng tới đồng bộ và đối mới cùng 5 chính sách

Đổi mới Luật Phá sản: Hướng tới đồng bộ và đối mới cùng 5 chính sách mới

Trong khuôn khổ thảo luận tại phiên họp thẩm tra sơ bộ do Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức, các đại biểu đã tán thành cao với việc bổ sung dự án Luật Phá sản (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Cuộc thảo luận không chỉ nhấn mạnh sự cần thiết của việc sửa đổi mà còn chỉ rõ những vấn đề cần tập trung giải quyết.

Những hạn chế từ Luật Phá sản 2014

Theo báo cáo từ Tòa án nhân dân tối cao, Luật Phá sản 2014, dù đã mang lại nhiều kết quả tích cực, vẫn còn nhiều hạn chế khi áp dụng vào thực tiễn. Đầu tiên, việc chưa có cơ chế khuyến khích thủ tục phục hồi doanh nghiệp dẫn đến tình trạng né tránh hoặc chậm trễ trong việc đề nghị phá sản. Quyền hạn của Tòa án lại bị phân tán, gây khó khăn trong việc thực thi các quyết định.

Ngoài ra, việc thiếu quy định về thủ tục giản lược, phù hợp cho những vụ việc đơn giản, đã góp phần kéo dài quy trình giải quyết. Thủ tục tố tụng điện tử là xu hướng quốc tế nhưng chưa được đầy mạnh ứng dụng. Cùng với đó, những quy định về Quản tài viên cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập.

Hướng điều chỉnh mới trong Luật Phá sản (sửa đổi)

Trong bối cảnh đó, Tòa án nhân dân tối cao đề xuất 05 chính sách đổi mới trong dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi):

1. Xây dựng, hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. xây dựng thủ tục phục hồi giản lược, thủ tục phá sản giản lược đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.

3. xây dựng thủ tục tố tụng điện tử giải quyết vụ việc phá sản

4. Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên, người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản.

5. Hoàn thiện trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc phá sản để khắc phục vướng mắc, bất cập và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Những yêu cầu mới và thời gian thực hiện

Phiên họp đạt thống nhất với thời gian trình dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 vào tháng 10/2025. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị cần làm rõ tiêu chí, điều kiện và tác động của các chính sách mới nhằm đảm bảo tính khả thi và đồng bộ với các luật liên quan.

Việc sửa đổi Luật Phá sản được kỳ vọng là bước ngoặt quan trỏng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hiện đại và minh bạch.

Nguồn: Báo điện tử Chính Phủ


Bài viết liên quan